Trong suốt 400 năm lịch sử,
tiếp biến văn hóa của Việt Nam với phương Tây vừa có cưỡng bức và đối thoại văn
hóa, có thời điểm vừa chống lại, vừa tiếp thu, khi tích cực, khi tiêu cực, hoặc
cả hai, rất biện chúng, khó tách ra rõ rệt.
Có một nhận xét chung là bản
sắc văn hóa Việt Nam, được tạo ra ở vùng lúa nước sông Hồng cách đây 3.000 năm,
được tôi luyện và khẳng định trong 2.000 năm chống và đối thoại với văn hóa
Trung Quốc, đã đủ tầm cỡ để tiếp biến văn hóa thành công với phương Tây.
Ta tiếp biến văn hóa (trong đó
có đối thoại) qua 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn đồng thời là một giai đoạn Tây
phương hóa, có nghĩa là hiện đại hóa.
Tiếp biến văn hóa thời kỳ thứ
nhất với phương Tây (thế kỷ XVII 0 1885)
Thời
kỳ thế kỷ XVII - 1885, cuộc đối thoại Việt Nam - phương Tây không lấy gì làm
mặn mà, công cuộc hiện đại hóa mờ nhạt. Văn hóa phương Tây gây một cú sốc đối
với văn hóa truyền thống Việt Nam
nặng ảnh hưởng Khổng học. đánh giá
thấp văn hóa phương Tây, cho là chỉ thiên về vật chất, thiếu đạo đức cơ bản của
Thánh hiền. Nhũng nhà Nho tiến bộ đề ra cải cách, theo kỹ thuật phương Tây
(Nguyễn Trường Tộ, Bùi Viện... ) đều bị gạt.
Còn đạo Thiên Chúa thì bị cấm
vì cho là tà đạo, không chấp nhận cúng tổ tiên, thần thánh của Tam Giáo. Nhưng
đạo Thiên Chúa đã mang lại cho Việt Nam một thành quả quý báu mà không
ai ngờ tới: chữ Quốc ngữ vào thế kỷ XVII, các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha,
Pháp... đã sáng tạo ra Quốc ngữ để truyền giáo cho dễ (đọc kinh bổn, cầu
nguyện...). Không ngờ đầu thế kỷ XX nó sẽ là công cụ tuyệt vời để làm cách mạng
và phát triển mà ngành khoa học, văn nghệ, chính trị (thay cho chữ Nho).
Tiếp
biến văn hóa thời kỳ thứ hai với phương Tây (1884 - 1945)
Đây là thời kỳ Pháp thuộc. Tiếp
biến văn hóa dĩ nhiên là cưỡng bức, nhất là trong thời kỳ đầu, do đó luôn luôn
có sự chống lại ngoại lai để bảo vệ bản sắc dân tộc. Nhưng dần dần, cũng đồng
thời có đối thoại tự nguyện.
Thiết tưởng, không cần nhắc lại
những tai họa mà thực dân Pháp gây ra cho nhân dân Việt Nam . Chính những người Pháp tiến bộ
đã tùng lên án chính sách tàn bạo và ngu dân cửa chính quyền thục dân. Nhưng có
đều đáng nói là không phải chỉ đối thủ Đông - Tây đã tạo ra những giá trị văn
hóa mới cho Việt Nam, mà chính sách thực dân cũng có phần tạo ra những tiếp
biến văn hóa làm giàu văn hóa Việt Nam, nhiều khi ngoài ý muốn của thực dân.
Tôi chỉ xin đơn cử một thí dụ: Chính quyền Pháp không cho dạy sử nói chung ở
bậc Đại học và Trung học, sợ khêu gọi lòng yêu nước chống Pháp. Ở bậc Trung
học, theo chương trình Paris ,
dạy sử Pháp (cách mạng Pháp). Ở bậc Tiểu học cho dạy sử Việt Nam rất sơ sài, nhấn mạnh vào những
cuộc đấu tranh chống Trung Quốc xâm lược, có ý đồ tâng công Pháp quốc chống kẻ
thù truyền kiếp của ta. Có ngờ đâu, những gương anh hùng chống xâm lược, Trung
Quốc và tấm gương cách mạng Pháp đã hun đúc ý chí các nhà cách mạng thực dân
Pháp.
Khi Pháp mới chiếm ta, đối đầu
văn hóa là chủ yếu. Tri thức Nho học không muốn đổi bút lông lấy bút chì để học
Quốc ngữ và tiếng Pháp. Nhưng từ những năm 20, 30 của thế kỷ XX, song song với
đối đầu là đối thoại văn hóa. Các nhà Nho hiện đại như Phan Chu Trinh, Phan Bội
Châu, Dương Quảng Hàm, các trí thức mới như Nguyễn Công Tiễu, Hoàng Xuân Hãn.
Nhất Linh... đưa khoa học và dân chủ phương Tây vào ta. Khái niệm "cái
tôi" của phương Tây và chủ nghĩa lãng mạn Pháp đã giúp tạo ra thơ mới và
cả một dòng văn học Việt Nam .
Cuộc gặp gỡ Tây - Đông đã sinh ra hội họa hiện đại Việt Nam . Kiến trúc sư He'brard tạo ra
phong cách Đông Dương kết hợp Đông Tây.
Đối thoại với dân chủ và cách
mạng phương Tây, kể cả CHXH đã giúp cho các nhà cách mạng Việt Nam
vạch ra chiến lược giải phóng dân tộc. Điển hình là lãnh tụ Hồ Chí Minh, người
được đánh giá là "Con người hiện đại tiêu biểu nhất cho Việt Nam "
(Christiane Pasquel - Rageaud), là "người rất Pháp" (Bộ trưởng Edmond
Michelet). Với tinh túy truyền thống Việt Nam và Khổng học, ông đã thành công
trong đối thoại với phương Tây.
Còn đạo Thiên chúa thì không
được lòng dân vì Pháp đã xâm chiếm Việt Nam dưới bóng cây thập tự, và chính
quyền thực dân luôn ủng hộ giáo dân và khuyến khích đạo để có chỗ dựa. Chức sắc
giáo dân luôn đi với ngoại bang. Năm 1885, sau khi Pháp chiếm đóng, giáo dân
mới có nửa triệu. Năm 1939, cọn số lên 1.500.000 dường như vẫn sống ngoài lề
dân tộc. Cuộc đối thoại với đạo Thiên Chúa có bước ngoặt quyết định sau chiến
tranh, khi Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình tuyên bố giáo dân phải cùng dân tộc
bắt tay vào tái thiết đất nước. Ta có một nền văn hóa Thiên Chúa giáo Việt Nam
phong phú cần thiết phát huy.