Trang

Câu 6: Phân tích ý nghĩa lễ hội truyền thống VN

20/4/14
 Lễ hội là một pho lịch sử khổng lồ, ở đó tích tụ vô số những lớp văn hóa: phong tục, tín ngưỡng, nghệ thuật, các sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc.
 Là một bảo tàng sống về các mặt sinh hoạt và các giá trị tinh thần của dân tộc, lễ hội có sức sống và sứ thuyết phục mạnh mẽ. Bóc tách lễ hội sẽ thấy đc nhiều lớp văn hóa sống động trầm tích và được lưu trữ trong đó qua suốt chiều dài lịch sử
 Lễ hộ thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng, giải trí của con người:
   Thực hiện các nghi thức trong lễ hội, con người biểu hiện lòng biết ơn đối với trời đất, thần linh, các anh hùng dân tộc. Phần lễ trong lễ hội nông nghiệp thẻ hiện sự cần xin và ước vọng về mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống bình yên hạnh phúc.
    Đời sống văn hóa trong những ngày lễ hội được nâng lên ở trình độ cao so với những ngày thường. Con người tham gia hăng say, hết mình vào các hoạt động lễ hội: các trò chơi, hoạt động văn nghệ…Những sinh hoạt vui chơi trong phần hội phản ánh hiện thực và khát vọng cư nông dân, thể hiện tài năng trí tuệ, tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của người VN. Nền văn hóa trò chơi dân gian được hình thành và phát triển từ đây.
 Lễ hội mang ý nghĩa cộng đồng và cộng cảm sâu sắc
   Lễ hội cuốn hút đông đảo mọi người vào những sinh hoạt văn hóa của cộng đồng. Nó gắn bó con người với nhau, đến với lễ hội con người có chung những cảm xúc, những khát vọng. Không gian và thời gian tổ chức lễ hội là khong gian và thời gian khác với bình thường. Con người tồn tại trong một hiện thực khác – hiện thực ít người mang tính chất huyền ảo. Lễ hội giúp cho con người xích lại gần nhau trong niềm cộng cảm, niềm vui được hòa nhập với cộng đồng.
 Lễ hội mang ý nghĩa dân chủ, nhân bản và giá trị thẩm mỹ cao
  Lễ hội xuất hiện từ khi xã hội chưa có giai cấp và tong tại ở các xã hội văn minh. Tinh thần dân chủ của lễ hooin được khẳng định ở chỗ tất cả mọi người, mọi giai cấp, mọi tầng lớp trong đời sống xã hôi đề được tham gia và bình đẳng. Đến với lễ hội, toàn thể cộng đồng đều hóa than, nhập cuộc, thực sự thưởng thức và sang tạo. Khi đó con người được được thực thi khát vọng dân chủ mà ngày thường vì lý do nào đó mà họ không thực hiện được. Không khí trang nghiêm, hồ hởi của lễ hội đã kích thích mọi tài năng, năng khiếu, ý chí vươn lên tới sự hoàn thiện, hoàn mỹ của con người.
 Lễ hội đưa lại niềm phấn khởi, nó thể hiện niềm ước mơ về sự tốt đẹp cho cộng đồng, ý chí vươn lên của cá nhân…
  Hoạt động lễ hội cũng là dịp phát huy cao độ năng lực thầm mỹ của con người. Sinh hoạt lễ hội hội tụ khá nhiều thể loại văn nghệ, đặc biệt là tạo hình dân gian, nghệ thuật biểu diễn dân gian
 Lễ hội dân gian có ý nghĩa chống lại sự đồng hóa về phương diện văn hóa (đặc biệt là thời kỳ bắc thuộc), tiếp sức mạnh cho người việt bảo vệ đất nước.
 Lễ hội là một bộ bách khoa đồ sộ, một bảo tàng sống về văn hóa của người VN. Nó đã và sẽ tác động mạnh mẽ, sâu sắc vào thế giới tâm linh, tâm hồn, tính cách người VN xưa và mai sau.

Lễ hôi hiện nay tồn tại những mặt tiêu cực, và các khắc phục

  Lễ hôi hiện nay tồn tại những mặt tiêu cực đó là vấn đề thương mại hóa trong lễ hội, vấn đề mê tín dị đoan…
  Cách khắc phục : cần có sự can thiệp của các cấp chính quyền. Và bao giờ cũng thế, mọi hành động của con người đều bắt đầu từ nhận thức, chỉ khi chúng ta có nhận thức đúng về lễ hội cổ truyền thì việc phục hồi và phát huy nó trong đời sống đương đại mới mang lại hiệu quả mong muốn.